Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya

Nhiều người cho rằng, dậy sớm là điều tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu không xem xét tình hình, thể trạng cụ thể của bản thân thì điều này có thể trở thành gánh nặng.

Dậy sớm cũng có thể gây hại

Dậy sớm chỉ là lành mạnh khi bạn ngủ sớm và đủ giấc. Nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối và dậy sớm vào sáng hôm sau có nghĩa là đã ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tố. Tuy nhiên, với những người thức khuya nhưng lại dậy từ sớm có nghĩa bạn đang bị thiếu ngủ.

Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya

Thiếu ngủ có thể dẫn đến nồng độ cortisol – một loại hormone liên quan đến căng thẳng trong cơ thể gặp biến động. Cortisol khiến con người tỉnh táo hơn trước những kích thích bên ngoài, khiến họ dễ cáu kỉnh và mệt mỏi. Những người thiếu ngủ, giấc ngủ gián đoạn có thể dẫn đến tinh thần trì trệ, mệt mỏi sau khi thức dậy, suy giảm nhận thức, trầm cảm và nặng hơn là mất phương hướng hoặc lú lẫn…

Cùng với đó, sau một thời gian dài ngủ không đủ giấc lâu dài có thể còn có thể khiến chức năng miễn dịch của cơ thể mất cân bằng, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau về đường tiêu hóa, béo phì, bệnh tim mạch và mạch máu não, bệnh Alzheimer…

Vì vậy, thức khuya và dậy quá sớm là điều không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất nên đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng.

5 nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc lúc nửa đêm

1. Đi ngủ quá sớm

Một số người sợ ngủ không đủ giấc nên đi ngủ sớm vào lúc 8 đến 9 giờ tối. Nhưng nếu đi ngủ quá sớm, khi cơ thể chưa sẵn sàng để ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây mệt mỏi.

2. Ngủ trưa quá lâu

Nghiên cứu cho thấy ngủ trưa quá 30 phút sẽ rút ngắn gian đoạn ngủ sóng chậm vào ban đêm, đồng nghĩa với việc não có ít thời gian nghỉ ngơi sâu hơn.

Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến con người phải thức dậy giữa chừng hoặc dậy sớm. Chính vì vậy, nên kiểm soát việc ngủ trưa. Tốt nhất không nên ngủ sau 3 giờ chiều.

Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya - 1

3. Nhiệt độ phòng quá cao

Môi trường bên ngoài quá nóng trước khi đi ngủ sẽ không có lợi cho việc đi vào giấc ngủ. Mặt khác, nó cũng sẽ phá hủy cấu trúc giấc ngủ bình thường và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn dậy sớm hơn.

4. Chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ

Nhiều người có thói quen lướt mạng xã hội, xem TV,… trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử này sẽ ức chế cơ thể tiết ra melatonin, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy, nên hạn chế sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ.

5. Uống rượu trước khi đi ngủ

Một số người cho rằng uống chút rượu trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon hơn, nhưng thực tế, trong vài giờ đầu sau khi chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ chuyển hóa rượu, gây ra tình trạng giật mình tỉnh giấc về đêm, bồn chồn và làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ.

5 cách giúp cải thiện giấc ngủ

1. Thiết lập đồng hồ sinh học

Cố gắng thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả những ngày nghỉ để giúp điều chỉnh “đồng hồ sinh học”. Không nên dậy quá sớm hoặc quá muộn.

Nên thức dậy vào khoảng 7h30 và không nên nằm trên giường quá nhiều sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn và ngủ không sâu. Cùng với đó cũng nên đi ngủ trước 23h nhưng đừng ép bản thân đi ngủ quá sớm.

2. Tăng cường hoạt động thể chất

Tập thể dục, khiêu vũ, thái cực quyền, yoga… có thể giúp giảm khó ngủ và ngủ sâu hơn. mặc dù vậy, không nên tập luyện quá sức hai giờ trước khi đi ngủ.

Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya - 2

3. Kiểm soát chế độ ăn uống

Không đi ngủ khi quá no, tránh uống nhiều đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như trà, cà phê, sô cô la… Đồng thời cố gắng bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.

Cùng với đó cũng nên tránh ăn và uống nhiều nước hai giờ trước khi đi ngủ để tránh thức dậy thường xuyên vào ban đêm.

4. Môi trường ngủ thoải mái

Trước khi đi ngủ có thể tắm nước nóng hoặc ngâm chân, mặc bộ đồ ngủ rộng rãi, mềm mại, đắp chăn có độ dày phù hợp, tạo nên một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái.

Cùng với đó, có thể luyện tập một số bài tập thư giãn, hít thở sâu trước khi đi ngủ giúp lưu thông khí huyết, giấc ngủ sâu hơn.

5. Cẩn trọng với vấn đề tâm lý

Nếu có vấn đề về tâm lý dẫn đến mất ngủ, nên đến cơ sở y tế chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị. Nếu cần thiết, bạn có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.

Mất ngủ kéo dài không những không tốt cho sức khỏe thể chất mà còn khiến sức khoẻ tâm thần gặp vấn đề. Chính vì vậy, nếu sử dụng nhiều biện pháp trị mất ngủ nhưng vẫn không có hiệu quả thì tốt nhất nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm.

Nguồn: Sohu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *