Khi về già mà vướng vào vòng luẩn quẩn sau đây, thì hạnh phúc hay chán nản là do chính chúng ta quyết định.
Sau tuổi trẻ bôn ba vất vả kiếm tiền, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, muốn từ giã nhịp sống hối hả để nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể cho những năm tháng nghỉ hưu để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ an yên.
Một sự thật là rất nhiều người đã nghĩ nghỉ hưu sẽ được sống an nhàn, không còn bận rộn và căng thẳng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người về già bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn quen thuộc với 4 tình huống sau đây, vui vẻ hay miễn cưỡng chấp nhận là do bản thân mỗi người tự quyết định.
1. Trở thành bảo mẫu chăm sóc con cháu
Nhiều người nghĩ rằng khi nghỉ hưu sớm họ sẽ có rất nhiều thời gian để sống tự do, thoải mái, cũng như đi du lịch thư giãn sau những năm tháng vất vả kiếm tiền, nuôi con cái trưởng thành.
Nhưng trên thực tế, nhiều người cao tuổi phải trở thành bảo mẫu để chăm sóc cháu do chúng còn nhỏ và cha mẹ chúng thì quá bận rộn với công việc.
Nhiều người thương con, biết con của mình có nhiều áp lực cuộc sống, phải gồng gánh hàng tháng trả nợ mua nhà, mua xe,… nên chủ động chịu trách nhiệm chăm sóc cháu và đến ở cùng phụ giúp các công việc già.
Bên cạnh đó, để giảm bớt áp lực cho con cái, nhiều người cũng dùng số tiền hưu trí của mình để trợ cấp cho gia đình, giúp con chia sẻ gánh nặng.
Nhưng nhiều người già thì lại có suy nghĩ khác, họ hy vọng bản thân có thời gian nghỉ ngơi sau nhiều năm tháng vất vả. Họ muốn đi du lịch khắp nơi, có nhiều thời gian hơn cho bản thân thay vì dành nhiều thời gian để chăm sóc con cháu.
Tuy nhiên, trước tình trước tình yêu dành cho con cùng áp lực xã hội nên nhiều người lớn tuổi vẫn chọn cách chăm sóc cháu mà không hề phàn nàn.
Họ dành phần lớn thời gian và sức lực hàng ngày để chăm sóc con cháu mà không cần lương hay bất kỳ đãi ngộ nào cả.
Lịch trình mỗi ngày của họ cũng bận rộn không kém lúc đi làm khi đều đặn ban ngày đưa đón cháu đi học, buổi tối kèm cặp cháu làm bài tập, ngoài ra còn rất nhiều công việc nhà và các công việc không tên khác.
Có thể nói tình yêu thương con của cha mẹ là vô bờ bến, tuy nhiên khi tuổi tác càng cao người già thường dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Vậy nên, con cái cần nhớ luôn quan tâm, yêu thương và chăm sóc cha mẹ chứ đừng suốt ngày cãi vã khiến cha mẹ bận lòng.
2. Cảm thấy cô đơn khi mất dần liên lạc với các mối quan hệ xã hội
Cuộc sống về hưu sẽ trở nên phong phú và nhiều màu sắc hơn khi người già chủ động kết nối và tham gia các hoạt động cộng đồng.
Hay đơn giản người già chỉ cần tụ tập cùng nhau trò chuyện, chơi cờ giải trí,… sẽ khiến mỗi ngày trôi qua thật vui vẻ và giá trị.
Nhưng thực tế, chỉ sau ba năm nghỉ hưu, tôi giật mình nhận ra dù có tự do nhưng bản thân cũng không quá vui vẻ. Bởi những người bạn cũ, đồng nghiệp khi xưa của tôi đã dần mất liên lạc. Mọi người không còn chủ động chia sẻ và nói chuyện với nhau, dần dần các mối quan hệ kết nối xã hội của tôi cũng bị thu hẹp.
Vốn dĩ cứ nghĩ chỉ cần được nói chuyện với các con hàng ngày đã là hạnh phúc, nhưng bọn trẻ lại quá bận với công việc. Hàng ngày các con đều đi sớm về muộn, không có nhiều thời gian cho gia đình.
Sự mất dần các mối quan hệ xã hội khiến người già cảm thấy cô đơn và buồn chán.
3. Nghỉ hưu nhưng không nghỉ ngơi
Thay vì chọn nghỉ ngơi khi về hưu, nhiều người nghĩ bản thân còn sức khỏe nên đã tìm kiếm những công việc khác để đi làm kiếm thêm thu nhập.
Những công việc phổ biến được nhiều người già quan tâm như: bảo vệ, nhân viên vệ sinh, bảo mẫu,…
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu những người nghỉ hưu không nghỉ nơi có thực sự yêu thích làm việc? Trên thực tế, không phải ai cũng thích làm việc khi đã có tuổi mà họ chỉ đang chăm chỉ để giảm bớt gánh nặng cho con cái.
Nhưng cũng có những người thật sự yêu thích làm việc, họ đã quen với cuộc sống bận rộn nay nghỉ ở nhà bỗng cảm thấy buồn chán, rảnh rỗi muốn tìm việc làm qua ngày.
Tuy nhiên, người già cũng cần chú ý quan tâm đến sức khỏe của bản thân, không làm việc quá sức để luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
4. Gia đình xảy ra mâu thuẫn
Nghỉ hưu là một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, là giai đoạn bắt đầu một “cuộc sống mới”.
Nhiều người khi còn đi làm ít có thời gian bên gia đình, không được sống cùng con cái nên họ muốn nghỉ hưu để cả nhà đoàn tự, quây quần bên nhau.
Tuy nhiên, sau khi về già ở bên con cái do không quen và bất đồng quan điểm từ lối sống, phong cách sống khiến các cuộc cãi vã xảy ra. Và điều này khiến gia đình lục đục, mất đoàn kết và không còn vui vẻ.
Một ví dụ điển hình cho mâu thuẫn gia đình đó là mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu. Người con dâu thích mua sắm trực tuyến vì nó tiện lợi, lại có giá ưu đãi hơn nên mỗi ngày sẽ nhận được rất nhiều đơn hàng chuyển phát.
Tuy nhiên, mẹ chồng lại không hiểu điều này bà cho rằng con dâu tiêu xài hoang phí, không biết tiết kiệm và quản lý cho tiêu. Thời gian lâu dần, sẽ xảy ra các cuộc xung đột, cãi vã làm mất không khí vui vẻ của gia đình.
Đối với người già, những mâu thuẫn trong gia đình sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần.
Hơn nữa, theo thời gian nhiều người sẽ cảm thấy cô đơn, bất lực, suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm,…
Vậy nên, trong tình huống này người cao tuổi nên giành không gian cho riêng bản thân và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc. Đừng lúc nào cũng kìm kẹp con cái theo lối suy nghĩ cũ của mình mà hãy để chúng sống tự do, vui vẻ để cả gia đình quây quần ấm áp.
Theo Lưu Ly (Nguoiduatin.vn)