Thực tế phũ phàng: Con cái dù hiếu thảo đến mấy cũng không nên một mình chăm sóc cha mẹ già ốm đau quá lâu ngày – TẠI SAO?

Con cái chăm sóc cha mẹ già là điều đương nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là họ phải hy sinh hạnh phúc và hôn nhân của mình, và cả sự bầu bạn cũng như chăm sóc con cái.

“Nuôi con để sau này con lo cho tuổi già” là mong mỏi của nhiều người cao tuổi. Trong gia đình có con cái, khi cha mẹ bước vào tuổi già, dù gia đình có điều kiện thuê người trông nom thì đối với những người già, người phù hợp nhất để chăm sóc cho bản thân là những người gần gũi nhất với họ, tức là con cái.

Khi người già có sức khỏe thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là bình đẳng. Tuy nhiên, khi cha hoặc mẹ bị bệnh và cần sự chăm sóc của con cái, thì theo thời gian, cùng với nhiều yếu tố tác động bên ngoài, việc cả đôi bên cảm thấy khó khăn, mâu thuẫn là điều có thể xảy ra.

Tại sao con cái dù hiếu thảo đến mấy cũng không nên một mình chăm sóc cha mẹ ốm đau lâu ngày? Lý do rất thực tế.

01

Cô Dung có một người anh trai, mẹ cô vốn dưỡng lão ở nhà anh trai, tuy nhiên, mẹ thường gọi điện cho cô, khóc lóc vì anh trai và chị dâu không chăm sóc tốt cho mình. Chị dâu sau khi biết chuyện liền đưa mẹ về nhà cũ, cô Dung chỉ đành nghỉ việc để về quê chăm sóc mẹ.

Ai cũng nói con gái luôn chu đáo hơn con trai, ban đầu, sau khi con gái về chăm sóc, mẹ của cô Dung luôn nghe theo, phối hợp rất tốt với con. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, khi biết dù có cư xử ra sao, con gái cũng đều sẽ thông cảm, người mẹ bắt đầu có những hành vi không tốt.

Trong khi cô Dung không chỉ nấu những bữa ăn dinh dưỡng, mát-xa, ngủ cùng mẹ nhiều đêm, thì người mẹ lại tỏ ra kén chọn mọi việc, thậm chí còn không cho con gái liên lạc với chồng con, trách cô con gái không quan tâm mẹ ruột.

Mỗi lần đi ra ngoài hoặc được gặp con trai, người mẹ đều nhân cơ hội nói với người khác rằng con gái không thương mẹ, hối hận vì năm xưa đã trách nhầm con trai và con dâu,…

Người già khi ốm yếu có xu hướng lo lắng về được và mất, nhạy cảm và hay nghi ngờ, mong muốn sự quan tâm của con cái, nhưng cũng lại muốn tỏ ra uy quyền trước mặt con cái, nhưng đi kể xấu con cái với người khác sẽ chỉ đẩy con cái ngày càng xa, khiến con cái sẽ ít sẵn lòng dành thời gian cho cha mẹ hơn.

Thực tế phũ phàng: Con cái dù hiếu thảo đến mấy cũng không nên một mình chăm sóc cha mẹ già ốm đau quá lâu ngày - TẠI SAO?

02

Anh Lý, 51 tuổi, đã một mình chăm sóc mẹ trong nhiều năm. Mẹ anh bị gãy chân cách đây vài năm và cũng thường xuyên nhầm anh với em trai anh.

Anh đã chăm sóc mẹ rất chu đáo trong nhiều năm, mỗi ngày đều nấu những bữa ăn ngon như thịt băm, mì ống cho mẹ. Trong nhà có lắp camera giám sát. Ngay cả khi ra ngoài, anh luôn thường xuyên kiểm tra điện thoại vì sợ mẹ lại ngã.

Để chăm sóc mẹ, anh đã bỏ công việc được trả lương cao để tập trung hết mình để chăm sóc bà. Mười mấy năm kể từ khi ly hôn, một số mối quan hệ của anh sau đó cũng đã tan vỡ vì tình trạng này.

Mẹ của anh Lý sinh ra năm anh chị em, người chị thứ hai lo lắng sau này anh sẽ cô đơn, không muốn anh phải lãng phí cả cuộc đời vì tập trung chăm sóc mẹ nên bày tỏ ý định muốn đón mẹ về nhà hoặc tìm cho mẹ một viện dưỡng lão.

Tuy nhiên, anh lại luôn cho rằng mình là người trẻ nhất trong số các anh chị em, cũng không phải lo lắng quá nhiều về con gái mình, trong khi người chị thứ hai cũng đã 70 tuổi và phải chăm sóc cho người chồng đang bị bệnh của mình, vậy cho nên, anh sẽ là người phù hợp nhất trong chuyện chăm sóc mẹ.

Con cái chăm sóc cha mẹ già là điều đương nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là họ phải hy sinh hạnh phúc và hôn nhân của mình, và cả sự bầu bạn cũng như chăm sóc con cái.

Nếu con cái coi việc chăm sóc người già là công việc duy nhất của mình thì một khi cha mẹ già ra đi, họ sẽ cảm thấy lạc lõng, mất đi mục tiêu trong cuộc sống, đây không phải là điều cha mẹ mong muốn.

“Con già rồi, mẹ muốn tìm cho con một người vợ tốt!”, “Đến lúc con trai phải lấy vợ để còn cho mẹ thằng cháu rồi!” Mẹ già dù đôi khi không nhận ra con trai và cũng không đủ tỉnh táo nhưng vẫn sẽ thường xuyên vô thức nói ra những điều này.

Lời nói của người mẹ thể hiện những mong muốn giản dị nhất của cha mẹ dành cho con cái.

Là cha mẹ, chúng ta đều mong con cái có một gia đình hạnh phúc, thay vì việc con cái chỉ biết lo cho mình rồi cuối cùng phải sống trong cảnh cô đơn, bất lực.

Thực tế phũ phàng: Con cái dù hiếu thảo đến mấy cũng không nên một mình chăm sóc cha mẹ già ốm đau quá lâu ngày - TẠI SAO? - 1

03

Khó chăm sóc người già và gia đình cùng một lúc

Sức lực của một người là có hạn. Nếu dồn hết sức lực vào việc chăm sóc cha mẹ già, thì con cái sẽ khó tập trung vào một việc, dẫn tới bỏ bê những việc khác như gia đình nhỏ của bản thân.

Trong nhà có người già ốm đau thì con cái phải làm sao?

1. Thay phiên nhau chăm sóc cha mẹ già

Trong một gia đình đông con, các con có thể thay phiên nhau đón cha mẹ về chăm sóc, điều này không những giảm bớt gánh nặng cho mỗi một người con mà còn giúp người già tận hưởng niềm hạnh phúc khi được có con có cháu quây quần đông đủ.

2. Ngoài việc hiếu thảo với cha mẹ già, con cái cũng nên có cuộc sống riêng của mình

Strong trường hợp của anh Lý, sự tận tâm của anh Lý đối với người mẹ già khiến các anh chị em khác của anh cảm thấy có phần bứt rứt và muốn anh có một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, họ đã già và việc tự mình chăm sóc cha mẹ già là rất khó khăn sau đó, các anh chị em đã tìm cho mẹ một viện dưỡng lão chất lượng.

Cha mẹ già, việc cần con cái chăm sóc là chuyện một sớm một chiều. Tuy nhiên, con cái trong quá trình đó, cũng cần có cuộc sống của bản thân, có thể tìm cho mình những sở thích, hứng thú, tạo một chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, vừa là để giải tỏa những mệt mỏi trong quá trình chăm sóc cha mẹ già.

3. Thuê bảo mẫu hoặc chọn viện dưỡng lão phù hợp cho người già

Quân là con một sinh vào những năm 1990. Cả cha mẹ anh đều bị liệt. Anh là người duy nhất trong gia đình có thể kiếm được 20 triệu mỗi tháng, đủ khả năng thuê người chăm sóc cha mẹ.

Tuy nhiên, ba anh luôn cảm thấy người chăm sóc không đáng tin cậy. 2-3 ngày, ông lại xin đổi một bảo mẫu mới. Chỉ trong vòng sáu tháng, ông đã mắng 20 bảo mẫu và đuổi họ đi chỉ vì cảm thấy thuê bảo mẫu quá đắt.

Ông chỉ muốn con cái chăm sóc nhưng con cái cũng đang rơi vào tình thế khó xử. Bố không đồng ý thuê người chăm sóc, nhưng nếu cô nghỉ việc, vậy thì gia đình sẽ không có nguồn thu nhập.

Suy nghĩ của người già cũng có thể hiểu được, nhưng điều kiện tiên quyết là có đủ thực lực tài chính, trong khi gia đình họ lúc này cũng không có điều kiện này.

Đối với con cái, nếu điều kiện cho phép, hãy thuê một người bảo mẫu đáng tin cậy và siêng năng. Nếu điều kiện không có, bạn cũng có thể cân nhắc đưa cho người già vào viện dưỡng lão phù hợp, làm việc chăm chỉ để kiếm tiền để phục vụ cho việc đó.

Thực tế phũ phàng: Con cái dù hiếu thảo đến mấy cũng không nên một mình chăm sóc cha mẹ già ốm đau quá lâu ngày - TẠI SAO? - 2

Lời kết,

Chăm sóc cha mẹ già là trách nhiệm của con cái, nhưng việc chăm sóc cha mẹ già không nên trở thành gánh nặng đối với một trong số các con cái. Tất cả con cái đều nên đóng góp tiền bạc và công sức để cùng nhau chăm sóc cha mẹ, thay vì để việc đó là trách nhiệm của một người.

Đối với cha mẹ già, “có cái gì đó để hỗ trợ khi về già” là điều tuyệt vời nhất nhưng họ không thể chỉ trông cậy vào con cái trong mọi việc.

Ngoài việc điều chỉnh tâm lý, hạ thấp kỳ vọng vào con cái, người cao tuổi cũng nên tập thể dục thường xuyên và có tiền tiết kiệm để phòng ngừa những rủi ro trong tương lai.

Theo Như Nguyễn (Nguoiduatin.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *