‘Siêu bảo mẫu’ khét tiếng dạy con người khác bằng cách mắng mỏ thậm tệ, dùng búa đập nát đồ chơi

Zhao Juying, một người có ảnh hưởng trong giáo dục trẻ em, có số người theo dõi khổng lồ bởi các phương pháp bảo thủ và lỗi thời. Cách tiếp cận nghiêm khắc của cô đang gây ra nhiều tranh cãi.

Zhao Juying, một cựu giáo viên ở thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc, đã trở nên nổi tiếng nhờ quay một chương trình cho Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) bám theo chương trình truyền hình thực tế “Supernanny” (Siêu bảo mẫu). Trong mỗi tập phim, các bậc cha mẹ mời Zhao đến nhà để giúp họ dạy những đứa con vị thành niên.

Zhao bắt đầu công việc của mình bằng cách khiến đứa trẻ phải chịu hàng loạt biện pháp kỷ luật khắc nghiệt để buộc tập trung học hành và cải thiện điểm số. Sau 40 tập, chương trình trở nên nổi tiếng.

Riêng Zhao thu hút hơn 400.000 người theo dõi trên Douyin, chỉ sau 5 tháng gia nhập nền tảng này.

'Siêu bảo mẫu' khét tiếng dạy con người khác bằng cách mắng mỏ thậm tệ, dùng búa đập nát đồ chơi
Ảnh chụp màn hình cho thấy Zhao Juying đang cố gắng thuyết phục một nữ sinh vứt bỏ đồ chơi và những cuốn truyện tranh yêu thích của mình

Zhao bắt đầu nhiệm vụ của mình một cách thích thú, bằng cách áp dụng hàng loạt biện pháp kỷ luật nghiêm khắc, buộc lũ trẻ tập trung vào việc học ở trường. Sau 40 tập, chương trình đã trở nên cực kỳ nổi tiếng.

Tài khoản Douyin của Zhao thu hút hơn 400.000 người theo dõi.

Tuy nhiên, video mới nhất đã khiến Zhao bị chỉ trích gay gắt. Cụ thể, khi đến nhà học sinh Huang ở Tô Châu, để loại bỏ mọi thứ gây phiền nhiễu cho việc học, cô yêu cầu Huang dùng búa đập vỡ bộ sưu tập ô tô đồ chơi và tượng của cậu.

Sau đó, Zhao tiếp tục dùng gậy tre đánh vào lòng bàn tay và người cậu bé để trừng phạt vì sự lười biếng trước đó.

Trước cái nhìn dửng dưng của mẹ cậu bé, “siêu bảo mẫu” hét lên: “Những món đồ chơi này có giúp cháu cải thiện điểm Toán hay điểm tiếng Anh không? Nếu không đỗ vào cấp 3, cháu sẽ không có cơ hội tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học. Sẽ không có cô gái nào học ở một trường đại học tốt muốn cưới cháu”.

Trong một tập phim khác, Zhao ra lệnh cho một học sinh ném tất cả thú bông, ảnh dán và đồ trang trí trong phòng ngủ của cô bé vào thùng rác. “Con là học sinh cấp 2, không phải một đứa bé còn đeo bỉm”, Zhao nói và cô bé im lặng làm theo.

Hai video này nhanh chóng trở thành những tập được xem nhiều nhất của chương trình, nhưng chúng cũng gây ra nhiều phản ứng dữ dội.

Trang cá nhân của Zhao trên Douyin tràn ngập những bình luận của người dùng lên án phương pháp của cô. Thậm chí, một số hashtag liên quan đến câu chuyện này đã trở thành chủ đề “nóng” trên mạng xã hội Weibo.

'Siêu bảo mẫu' khét tiếng dạy con người khác bằng cách mắng mỏ thậm tệ, dùng búa đập nát đồ chơi - 1

‘Siêu bảo mẫu’ yêu cầu nam sinh đập vỡ những món đồ chơi yêu thích

Nhiều người dùng cho rằng phương pháp giáo dục của Zhao khiến họ nhớ đến những trải nghiệm thời thơ ấu của chính mình, khi các bậc cha mẹ sử dụng các biện pháp cứng rắn để khiến con cái đạt thành tích tốt trong học tập.

Các bậc phụ huynh hiện đại không còn quan niệm như vậy nữa. Các nhà chức trách đã thực hiện một số chính sách nhằm giảm áp lực cho học sinh, trong bối cảnh tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu ở trẻ em trong độ tuổi đi học gia tăng ở mức đáng lo ngại.

Trung Quốc cũng thông qua Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên sửa đổi vào năm 2020, trong đó cấm bạo lực với trẻ em ở trường học, ở nhà và cơ sở chăm sóc.

Nhiều phụ huynh bày tỏ thương cảm với những học sinh xuất hiện trong video của Zhao. Một số người cho rằng hành động của Zhao giống việc bắt nạt hơn là giáo dục, trong khi những người khác tỏ ra lo ngại cho sức khỏe tinh thần của trẻ em.

“Kiềm chế sở thích của trẻ không phải là giáo dục thực sự. Đó là nỗi ám ảnh của người lớn về quyền lực và sự kiểm soát” – một bình luận được đánh giá cao trên Weibo viết. “Mục đích của giáo dục không phải là rèn luyện cá nhân, mà là khai phá tiềm năng của chúng”.

Quan Huaxiang, một bà mẹ 47 tuổi ở tỉnh Hồ Nam, chia sẻ với Sixth Tone rằng cô rất vui khi cho phép con gái mình thỏa mãn sở thích hóa trang. “Nếu điều đó khiến con bé vui vẻ và không gây hại cho người khác, thì sở thích đó chấp nhận được”.

Cô nói thêm, việc trừng phạt thân thể sẽ phản tác dụng vì nó chỉ khiến trẻ nổi loạn và chống đối hơn. “Bạo lực không bao giờ là tốt”, phụ huynh này khẳng định.

Trong cuộc tranh luận về phương pháp của Zhao, nhiều người cũng đặt câu hỏi về trình độ chuyên môn của cô với tư cách là một nhà giáo dục.

Zhao khẳng định mình là giáo viên có giấy chứng nhận từ Hiệp hội Kỷ luật tích cực có trụ sở tại Mỹ, một chi nhánh phát triển của Hiệp hội Montessori Mỹ. Tuy nhiên, trong hồ sơ của Hiệp hội đăng tải online không hề có tên cô.

Đại diện một phòng giáo dục ở tỉnh Cam Túc chia sẻ với truyền thông rằng, Zhao từng là giáo viên tiểu học ở địa phương này nhưng đã nghỉ dạy năm 2023. Hồ sơ của cô trên Douyin khẳng định cô có thâm niên giảng dạy 30 năm.

Trước những lo ngại của dư luận, cơ quan chức năng cho biết sẽ điều tra vụ việc.

NT (SHTT)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *